Tham gia (các nước đóng góp) COVAX

Nguồn quỹ của COVAX chủ yếu được cung cấp bởi các nước phương Tây giàu có.[8] Tính tới ngày 19 tháng 2 năm 2021, đã có 30 nước ký cam kết với COVAX Facility và cả Liên minh châu Âu.

Mặc dù chủ yếu được tài trợ bởi các chính phủ ("Hỗ trợ Phát triển Chính thức"), chương trình COVAX cũng nhận được nguồn tài trợ từ khối tư nhân và các đóng góp từ thiện khác, và các nước nhận có thể chia sẻ một số chi phí trong sản xuất và vận chuyển vắc-xin.[10]

Các khoản đóng góp cho COVAX-AMC tính đến 19 tháng 2 năm 2021 (triệu USD)[18]
Quốc gia/Tổ chứcSố tiền đóng góp
 Hoa Kỳ2.500
 Đức1.093
 Anh Quốc735
Ủy ban châu Âu489
 Nhật Bản200
 Canada181
Quỹ Bill & Melinda Gates156
 Ả Rập Xê Út153
 Na Uy141
 Pháp122
 Ý104
 Úc61
 Tây Ban Nha61
 Hà Lan37
 Áo32
Reed Hastings và Patty Quillin30
 Thụy Điển24
Quỹ Anonymous22
 Thụy Sỹ22
 Ấn Độ15
 New Zealand12
 Kuwait10
 Qatar10
Shell10
 Hàn Quốc10
TikTok10
 Đan Mạch8
 Bỉ5
 Ireland5
 Singapore5
Wise5
Soccer Aid4
Quỹ Thistledown4
 Hy Lạp2
 Iceland2
 Colombia1
KSRelief1
 Luxembourg1
Mastercard1
 Estonia0,1
 Monaco0,1
Nikkei, Inc.1
Medline International0,02
 Bhutan0,01
Tổng cộng6.268

Liên minh châu Âu

Tính đến tháng 11 năm 2020[cập nhật], Liên minh châu Âu (EU) cùng các nước thành viên đã cam kết hỗ trợ 870 triệu euro cho COVAX.[19] Ủy ban châu Âu (EC) quyết định đưa gia nhập EU vào chương trình COVAX vào ngày 31 tháng 8 năm 2020 và cam kết hỗ trợ 400 triệu euro,[20] nhưng không nói rõ cách thức chi trả hay các điều khoản đi kèm.[21] EC tiếp tục cam kết hỗ trợ thêm 100 triệu euro nữa cho COVAX từ Quỹ Phát triển châu Âu thông qua một khoản tài trợ cho GAVI vào ngày 12 tháng 11. Một số nước thành viên EU cũng đưa ra những cam kết riêng của mình; Pháp trao tặng thêm 100 triệu euro, Tây Ban Nha tặng 50 triệu euro và Phần Lan thêm 2 triệu euro.[19]

Theo Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức, nước này gia nhập COVAX thông qua Liên minh châu Âu và đã cam kết hỗ trợ 300 triệu euro cho việc điều trị COVID-19 tại các nước đang phát triển.[22]

Anh Quốc

Anh đã cung cấp 548 triệu bảng cho chương trình COVAX.[23] Anh cũng từng là nước đóng góp lớn nhất cho COVAX-AMC trước khi Đức và Hoa Kỳ thay thế vị trí này.[24]

Hoa Kỳ

Theo chính sách cô lập "Nước Mỹ trên hết",[25] chính quyền Trump vào ngày 1 tháng 9 năm 2020 cho biết Hoa Kỳ sẽ không gia nhập COVAX do sự liên hệ của cơ chế này với WHO,[26][27] tổ chức mà nước này đã bắt đầu quá trình rút tư cách thành viên kéo dài một năm từ ngày 6 tháng 7 năm 2020.[28]

Sau khi đánh bại Trump trong cuộc bầu cử năm 2020, Joe Biden tuyên bố Hoa Kỳ sẽ ở lại WHO và gia nhập COVAX vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Quyết định đảo ngược chính sách này (được thông báo bởi Anthony Fauci, Cố vấn Y tế trưởng của Tổng thống) được nhiều nước hoanh nghênh.[29][30] Vào ngày 19 tháng 2, Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ 4 tỷ đôla, khoản đóng góp lớn nhất dành cho quỹ này.[31]

Trung Quốc

Trung Quốc đã tham gia COVAX từ ngày 9 tháng 10 năm 2020.[32] Vào ngày 4 tháng 6 năm 2020, Trung Quốc quyết định tăng khoản đóng góp của mình dành cho GAVI từ 5 triệu đôla trong khoảng 2016-2020 lên 20 triệu đôla trong giai đoạn 2020-2025.[33] Trung Quốc tuyên bố vào ngày 3 tháng 2 năm 2021 rằng nước này sẽ cung cấp 10 triệu liều vắc-xin cho COVAX.[34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: COVAX https://www.bbc.com/news/world-56130419 https://www.devex.com/news/sponsored/covax-release... https://www.forbes.com/sites/tommybeer/2020/09/01/... https://www.ft.com/content/4f8d0bb8-bf6e-48b5-aa06... https://www.nbcnews.com/politics/donald-trump/trum... https://www.nbcnews.com/politics/white-house/u-s-o... https://www.reuters.com/article/health-coronavirus... https://www.reuters.com/article/us-health-coronavi... https://www.reuters.com/article/us-health-coronavi... https://www.reuters.com/article/us-health-coronavi...